Rất nhiều bạn sau khi ăn mì xong thì ngay hôm sau liền mọc ngay vài nốt mụn đáng ghét. Đây là một trường hợp rất hay gặp, đặc biệt là ở các bạn trẻ. Vậy thì ăn mì tôm có mọc mụn không? Liệu mì tôm có là thủ phạm khiến cho mụn nổi? Và đâu là cách ăn mì tôm đúng để không bị nóng trong, không nổi mụn? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Thành phần dinh dưỡng của gói mì tôm
Trong một gói mì tiêu chuẩn 75g sẽ chứa 6.9g chất đạm, 13g chất béo, 51.4g carbs. Ngoài 3 thành phần này còn có thêm một lượng chất xơ tương đối đến từ các nguyên liệu như khoai tây, rau củ quả sấy. Tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể có trong 1 gói mì tôm dao động từ 350 calo cho đến 500 calo tùy loại.
Có thể thấy, hàm lượng dinh dưỡng có trong mì tôm chủ yếu là carbs hay còn gọi là tinh bột và chất béo. Lượng đạm và chất xơ được xem là khá nghèo nàn. Bên cạnh đó, gói gia vị của mì tôm cũng chứa nhiều muối, gia vị và lượng dầu đã chế biến. Tuy hương vị của món mì gói cực kỳ thơm ngon và dễ dàng gây nghiện nhưng việc ăn mì tôm chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe.
2. Ăn mì tôm có béo không?
Bên cạnh câu hỏi ăn mì tôm có nổi mụn không thì câu hỏi ăn mì tôm có béo không lại được nhiều bạn quan tâm hơn. Bởi vì thành phần chính của mì tôm là tinh bột và chất béo khiến nhiều người nghĩ rằng ăn mì tôm sẽ mập.
Tuy nhiên, không phải mì tôm là thực phẩm gây béo mà nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân là do dư thừa calo. Mỗi một người trong một ngày cần một lượng calo nhất định cho các hoạt động của cơ thể. Nếu chúng ta cung cấp đủ calo, cân nặng sẽ giữ nguyên, nếu cung cấp thiếu, cân nặng sẽ ngày một giảm đi. Và hiển nhiên, nếu cung cấp quá nhiều calo thì cân nặng sẽ tăng lên đều đặn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo cần thiết cho cơ thể chúng ta mỗi ngày là 1800-2000 calo đối với nữ. Đối với nam là 2000-2500 calo. So với lượng calo cần thiết này, lượng calo có trong một gói mì tôm tiêu chuẩn hiện nay là 360 calo. Chúng chỉ chiếm khoảng 15%-20%. Giả sử một ngày chúng ta ăn 4 gói thì lượng calo vẫn chưa vượt quá mức cần thiết.
Chính vì vậy, việc ăn mì tôm không gây béo, mập hay tăng cân. Mà do chính chế độ ăn của bản thân bạn không được kiểm soát dẫn đến dư thừa calo nên mỡ thừa ngày càng tích tụ.
3. Ăn mì tôm có nổi mụn không?
Để trả lời cho câu hỏi ăn mì tôm có nổi mụn không thì điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi vì có những người thường xuyên ăn mì tôm không bị nổi mụn. Nhưng cũng có những người chỉ cần ăn một gói mì thôi cũng đủ khiến cho mụn lên đầy mặt. Vậy rốt cuộc là ăn mì tôm có thực sự khiến chúng ta nổi mụn? Và tại sao?
Thực ra, việc cơ thể chúng ta bị nổi mụn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng hầu hết chúng đều liên quan đến tiêu hóa, dinh dưỡng và sự cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Và cũng có thể do cơ địa. Mặt khác, ăn mì tôm lại chính là tác nhân làm tăng thêm nguy cơ mọc mụn.
Đầu tiên, khi hệ tiêu hóa của chúng ta thường xuyên phải làm việc quá sức do phải tiêu hóa hằng ngày các loại thức ăn khó hấp thụ. Sau đó, chúng ta lại ăn thêm mì tôm, một món ăn được các chuyên gia đánh giá là khó tiêu hóa và có thể nằm trong dạ dày suốt từ 6 đến 24 tiếng đồng hồ. Thì những nốt mụn xuất hiện trên mặt sẽ là dấu hiệu của cơ thể cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Thứ 2 là về dinh dưỡng. Như bạn đã biết là thành phần dinh dưỡng có trong mì gói rất nghèo chất xơ và dư thừa carbs. Nếu bạn ăn quá nhiều mì tôm sẽ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Và một khi cơ thể không được nhận đủ các nguồn dinh dưỡng khác nhau, da sẽ khô sạm, yếu dần và mụn xuất hiện.
Thứ 3 là về sự cân bằng nội tiết tố. Nội tiết tố ở các bạn đang bắt đầu tuổi dậy thì và ở các nữ thường xuyên có những thay đổi bất thường làm cho mụn ẩn dưới da nhiều. Khi ăn mì tôm, do lượng gia vị, muối và dầu chiên được nạp vào nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi và kích thích mụn nổi trên da.
Cuối cùng chính là cơ địa. Do cơ thể của mỗi người đều có sự khác nhau nên có những người dù ăn mì tôm thường xuyên vẫn không sao. Nhưng vẫn có những người chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng đủ khiến cho mụn nổi.
Như vậy, có thể nói việc ăn mì tôm tuy không phải trong tất cả các trường hợp đều gây nổi mụn. Nhưng hầu hết đều có thể khiến cho chúng ta bị mọc mụn. Do thói quen sống của chúng ta ngày nay thường xuyên ăn nhiều loại thức ăn nhanh, cộng với việc lười vận động khiến cho cơ thể không thể đào thải hết các chất độc hại. Thêm vào đó, việc ăn mì lại càng khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn, gói gia vị làm cho cơ thể bị nóng trong. Những điều này chắc chắn sẽ khiến cho mặt chúng ta bị nổi mụn nhiều.
4. Ăn mì tôm sống có nổi mụn không?
Nhiều bạn lại có sở thích khá đặc biệt là ăn mì tôm sống và cũng thắc mắc rằng ăn mì tôm sống có nổi mụn không? Câu trả lời là có. Với cách ăn phổ biến là cho nước sôi vào mì hoặc nấu mì trên bếp cho đến khi mì tôm mềm thì chúng đã khiến hệ tiêu hóa phải vất vả. Vậy thì đối với cách ăn sống, khi mì không được chế biến mà ăn trực tiếp thì mì sẽ càng khó tiêu hóa hơn nữa. Tất nhiên, khả năng lên mụn cũng sẽ cao hơn đấy.
5. Cách ăn mì tôm không nổi mụn
Tuy mì tôm được biết là một món ăn không hoàn toàn tốt cho sức khỏe và có thể gây mụn. Nhưng vì sự tiện lợi cũng như hương vị thơm ngon mà chúng ta vẫn không thể nào không sử dụng mì tôm được. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách ăn mì tôm sao cho mụn không có cơ hội nổi lên được. Đó là những cách như sau:
Bổ sung thêm thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng
Hãy bổ sung thêm thật nhiều rau xanh để tăng hàm lượng chất xơ và thêm trứng hoặc thịt bò, gà, heo,… để nạp thêm đạm. Với cách ăn này, bạn sẽ cân bằng được các nhóm chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể giúp giảm nguy cơ bị nổi mụn.
Giảm lượng gia vị, dầu thêm vào gói mì
Khi chế mì, bạn hãy cắt bớt lượng gia vị cũng như hạn chế cho gói dầu vào tô mì của mình. Việc ăn quá mặn hoặc quá cay sẽ khiến cho bạn bị nóng trong và dễ dàng nổi mụn đấy.
Hạn chế cho thêm tương ớt, ớt
Đây là thói quen của rất nhiều người khi ăn mì tôm. Đối với họ thì khi ăn mì tôm không thể nào không cho thêm ớt và tương ớt vào được. Tuy nhiên, vốn dĩ mì tôm đã nóng mà chúng ta lại còn ăn thêm tương ớt và ớt thì cơ thể lại càng nóng hơn. Mụn từ đó cũng dễ xuất hiện hơn.
6. Sau khi ăn mì tôm nên ăn gì?
Ăn rau xanh và uống nước ép trái cây mỗi ngày
Trong rau xanh và rau củ quả, trái cây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra được. Mà các loại vitamin, khoáng chất này lại có tác dụng rất tốt cho da, giúp da sáng, khỏe và giảm thiểu khả năng hình thành mụn. Nếu bạn là một tín đồ của các loại mì gói, hãy chăm chỉ ăn rau xanh và uống nước ép trái cây mỗi ngày.
Uống nước
Nghe có vẻ khá là dư thừa đúng không? Làm sao có thể quên uống nước sau khi ăn mì tôm chứ. Ấy vậy mà có rất nhiều người không có thói quen uống nước sau khi ăn đấy. Nước ở đây là nước lọc, không phải nước ngọt có gas, trà sữa, trà đào đâu nhé. Dù là ăn gì đi chăng nữa, việc uống nước lọc đủ 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thải độc tốt hơn và dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Nếu cơ thể bị thiếu nước, da sẽ bị khô và mụn rất nhanh chóng sẽ xuất hiện.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ ăn mì tôm có nổi mụn không cũng như hướng dẫn bạn cách ăn mì tôm không bị nổi mụn. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: